Đông trùng hạ thảo vốn được mệnh danh là “thần dược” cho sức khỏe. Nó có khả năng bồi dưỡng cơ thể cực kỳ tốt, lại đặc biệt quý hiếm. Bạn đã thực sự hiểu rõ đông trùng hạ thảo là gì chưa? Vị thuốc này có công dụng ra sao? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để hiểu hơn về loại dược liệu này.
Đông trùng hạ thảo là gì, dược liệu này sống ở đâu?
Nhiều người luôn thắc mắc không biết đông trùng hạ thảo là cây hay con gì. Thực chất, vị dược liệu này là sự kết hợp kì diệu giữa côn trùng và thực vật. Bản chất của nó là một loại nấm (có tên gọi là Ophiocordyceps sinensis) nhưng sống ký sinh trên cơ thể của ấu trùng bướm.

Vậy đông trùng hạ thảo xuất xứ chính xác từ đâu? Ngoài tự nhiên đông trùng hạ thảo sống ở đâu? Trong tự nhiên, loài nấm Ophiocordyceps sinensis xuất hiện và phát triển mạnh ở Tây Tạng hay trên các dãy núi cao Hymalaya. Vì thế nên chúng thường được tìm thấy tại những nơi có độ cao từ 4000-5000m so với mực nước biển.
Tuy nhiên, nhờ sự phát triển của khoa học, đông trùng hạ thảo hiện nay đã có thể được sản xuất nhân tạo. Mặc dù vậy, quá trình nuôi cấy cũng rất phức tạp và đòi hỏi phải có sự can thiệp của công nghệ cao.
Quá trình hình thành của đông trùng hạ thảo
Nguồn gốc của đông trùng hạ thảo trước nay vẫn luôn được coi là một điều kỳ diệu của thiên nhiên. Vào mùa đông, nấm Ophiocordyceps sinensis phát triển mạnh và sẽ ký sinh vào cơ thể ấu trùng qua đường ăn hoặc lỗ thở. Sau đó chúng bắt đầu ăn sâu, xâm chiếm hết các mô của vật chủ và hút hết chất dinh dưỡng. Ấu trùng cũng vì vậy mà dần dần chết đi.
Đến mùa hè, loại nấm này bắt đầu mọc ra từ cơ thể của ấu trùng. Nó phát triển và vươn nhánh, có màu vàng nâu và trở thành một loại dược liệu quý giá. Với các loại được khai thác tự nhiên, người ta sử dụng cả phần thân ấu trùng và nhánh cây để làm thuốc.
Chính quá trình hình thành này cũng là sự giải thích cho ý nghĩa cái tên của nó: “Đông trùng” chính là ấu trùng vào mùa đông, còn “hạ thảo” là loại cây phát triển vào mùa hè.
Phân loại đông trùng hạ thảo
Trên thị trường hiện nay, dược liệu vô cùng quý giá này cũng có rất nhiều loại. Nó được phân chia dựa trên nguồn gốc, hình thái chế phẩm hoặc theo trạng thái.
Phân loại theo nguồn gốc
Dựa vào nguồn gốc thì chúng ta có thể chia vị thuốc quý giá thành 2 loại là dạng tự nhiên và nhân tạo.
Loại tự nhiên: Đây là loại có giá trị cao nhất bởi nó vô cùng quý hiếm. Bởi được hình thành một cách hoàn toàn tự nhiên nên loại này không phải lúc nào cũng có và số lượng cũng hạn chế. Ngoài ra, nó chỉ xuất hiện trên vùng núi cao trên 4000m. Vậy nên việc tìm kiếm và thu hái cũng mất nhiều công sức hơn.
Loại nuôi cấy nhân tạo: Đây là loại được tạo nên dựa trên công nghệ sinh học. Nấm Ophiocordyceps sinensis sẽ được nuôi cấy trên cơ thể ấu trùng hoặc trên cơ chất khác như gạo lứt, đậu xanh, ngô,… Chất lượng của sản phẩm nhân tạo cũng rất sát với loại tự nhiên.
Phân loại theo hình thái
Đông trùng hạ thảo được bán ra có thể ở dạng nguyên bản hoặc đã được bào chế thành các dạng chế phẩm dễ sử dụng hơn. Các hình thái tồn tại của dược liệu này có thể là:
Nguyên con: Với loại này, chúng ta có thể thấy nguyên hình dạng của đông trùng hạ thảo. Nó bao gồm cả phần thân ấu trùng và phần sợi nấm mọc thẳng lên từ đầu của ấu trùng. Dạng này thường được sử dụng bằng cách sắc thuốc uống hoặc có thể ăn sống.
Dạng nước: Các thành phần tinh túy nhất trong dược liệu có thể được chắt lọc và chiết xuất thành dạng nước. Sau đó đóng thành chai nhỏ để người dùng có thể dễ dàng sử dụng bằng cách uống trực tiếp.
Dạng bột: Dược liệu được nghiền nhuyễn thành dạng bột bằng máy hoặc thủ công. Dạng này có thể dùng trực tiếp bằng cách pha trà uống hoặc thêm vào món ăn.
Dạng viên nang: Loại này cũng dạng bột, nhưng được đóng trong các viên con nhộng để dễ dàng bảo quản và sử dụng. Người dùng chỉ cần uống trực tiếp với nước vô cùng dễ dàng, phù hợp với người không thích mùi vị của dược liệu này.
Dạng túi lọc: Dạng đông trùng hạ thảo này được dùng như các loại trà túi lọc bình thường. Bạn chỉ cần nhúng túi lọc vào cốc nước nóng, để một lúc cho các dưỡng chất thôi hết ra nước và uống trực tiếp.
Phân loại theo trạng thái
Bạn có thể mua đông trùng hạ thảo ở dạng tươi hoặc dạng khô. Mỗi loại sẽ có đặc điểm cũng như cách dùng khác nhau.
Dạng tươi: Đông trùng hạ thảo tươi phải là loại nguyên con, chưa khai thác quá 1 tháng và được bảo quản trong môi trường dưới -50 độ C. Đây là loại có thể giữ được gần như là nguyên vẹn dưỡng chất, giá trị vô cùng cao. Vậy nên tác dụng của loại tươi cũng hiệu quả hơn loại khô.
Dạng khô: Sau khi đã làm sạch, đông trùng hạ thảo sẽ được phơi khô để có thể dễ bảo quản. Vì đã qua một số quy trình sơ chế nên sẽ không thể bằng được về hàm lượng dưỡng chất và tác dụng đông trùng hạ thảo tươi. Mặc dù vậy, dạng khô lại có thể để được lâu hơn, phù hợp sử dụng trong thời gian dài.
Thành phần hóa học trong đông trùng hạ thảo
Theo các nghiên cứu khoa học, trong vị thuốc thần kỳ này có chứa rất nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Trong vị thuốc này, protein chiếm đến 25-30%. Ngoài ra còn có 17 loại axit amin, nhiều loại vitamin (A, B, C, E, K), khoáng chất và nguồn lipid lớn.
Không chỉ vậy, trong thành phần của nó còn có D-mannitol – một loại đường có khả năng phòng chống các bệnh tiết niệu, phù não, thiểu niệu,… Đặc biệt, còn các hoạt chất rất khó để tìm thấy ở những dược liệu khác như Cordycepin, Hydroxyethyl-adenosine và Cordiceptic acid. Những chất này có công dụng rất tốt trong việc kháng khuẩn và tiêu diệt virus gây bệnh.
Chính vì những thành phần hóa học trên mà vị thuốc quý này mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, đồng thời cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể. Đến nay, người ta vẫn đang tiếp tục khám phá các thành phần trong loại dược liệu này.